Thủ tướng Tây Đức Helmut_Kohl

Lên nắm quyền lực

Ngày 1 tháng 10 năm 1982, CDU đề xuất một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được FDP ủng hộ. Đề xuất được thông qua, và, vào ngày 3 tháng 10, Bundestag bỏ phiếu cho một Nội các liên minh CDU/CSU-FDP mới, và Kohl trở thành thủ tướng. Nhiều chi tiết quan trọng của liên minh mới đã được lập ra ngày 20 tháng 9, dù các chi tiết nhỏ được cho là vẫn được đàm phán ở thời điểm cuộc bỏ phiếu diễn ra.

Dù việc bầu Kohl được tiến hành theo Luật Cơ bản, một số người lên án hành động này bởi FDP đã tiến hành chiến dịch tranh cử năm 1980 cùng với SPD và thậm chí đặt hình ảnh Thủ tướng Schmidt lên một số poster tranh cử của họ. Một số người còn đi xa hơn khi cho rằng chính phủ mới không có sự ủng hộ của đa số người dân. Để trả lời vấn đề này, chính phủ mới đặt ra mục tiêu tổ chức cuộc bầu cử mới ở thời gian sớm nhất có thể.

Bởi Luận Cơ bản chỉ giới hạn trên việc giải tán nghị viện, Kohl phải thực hiện một hành động gây tranh cãi khác: ông kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ một tháng sau khi tuyên bố nhậm chức, trong đó các thành viên liên minh của ông bỏ phiếu trắng. Kết quả bề ngoài là phản đối dành cho Kohl sau đó cho phép Tổng thống Karl Carstens giải tán Bundestag tháng 1 năm 1983.

Hành động này gây ra tranh cãi bởi các đảng trong liên minh bác bỏ những lá phiếu cho cùng một người mà họ đã bầu làm Thủ tướng từ một tháng trước đó và là người họ muốn tái bầu lên sau cuộc bầu cử nghị viện. Tuy nhiên, hành động này được Toà án Hiến pháp Liên bang bỏ qua coi là một phương tiện pháp lý và một lần nữa được áp dụng (bởi Thủ tướng SPD Gerhard Schröder và đồng minh Green) năm 2005.

Nội các thứ hai

Trong cuộc bầu cử liên bang tháng 3 năm 1983, Kohl giành một thắng lợi lớn. CDU/CSU giành 48.8%, trong khi FDP giành 7.0%. Một số thành viên đối lập trong Bundestag yêu cầu Toà án Hiến pháp Liên bang tuyên bố toàn bộ quá trình này là vi hiến. Toà án đã bác bỏ yêu cầu của họ.

Nội các thứ hai của Kohl đưa ra nhiều kế hoạch gây tranh cãi, gồm cả việc cho triển khai các tên lửa tầm trung của NATO, chống lại sự phản đối từ phong trào hoà bình.

Vào ngày 24 tháng 1 năm 1984, Kohl phát biểu trước Knesset (Nghị viện) của Israel, với tư cách Thủ tướng đầu tiên của thế hệ hậu chiến. Trong bài phát biểu của mình, ông đã sử dụng câu nói nổi tiếng của Günter Gaus, rằng ông đã có "sự may mắn khi ra đời muộn".

Vào ngày 22 tháng 9 năm 1984 Kohl gặp Tổng thống Pháp François Mitterrand tại bãi chiến trường Verdun xưa - nơi quân Pháp giành chiến thắng kiểu Pyrros trước quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Họ cùng tưởng niệm những người chết trong cả hai cuộc Thế Chiến. Bức ảnh, thể hiện cái bắt tay dài nhiều phút giữa hai người đã trở thành một biểu tượng quan trọng của sự hoà giải Pháp-Đức. Kohl và Mitterrand đã phát triển một mối quan hệ chính trị thân cận, hình thành nên một động cơ quan trọng cho quá trình hội nhập châu Âu. Cùng nhau, họ đã đặt những nền tảng cho các dự án châu Âu, như EurocorpsArte. Sự hợp tác Pháp-Đức này cũng là tối quan trọng cho các dự án châu Âu, như Hiệp ước Maastricht và đồng Euro.

Vào năm 1985, Kohl và Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, như một phần kế hoạch kỷ niệm lần thứ 40 của V-E Day, đã thấy một cơ hội để thể hiện sức mạnh của tình hữu nghị giữa Đức và kẻ cựu thù. Trong chuyến thăm tháng 11 năm 1984 tới Nhà Trắng, Kohl đã đề nghị Reagan cùng mình thể hiện sự hoà giải giữa hai quốc gia tại một nghĩa trang quân sự Đức. Khi Reagan tới thăm Đức như một lần của cuộc hội nghị G6 tại Bonn, hai người đã tới thăm trại tập trung Bergen-Belsen ngày 5 tháng 5, và một hành động gây tranh cãi nhiều hơn là tới thăm nghĩa trang quân đội Đức tại Bitburg, nơi 49 thành viên của Waffen-SS được chôn cất.

Năm 1986, một bài tham luận được xuất bản trên Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 25 tháng 4 năm 1986 với tựa đề "Đất đai không có một lịch sử" được viết bởi một trong các cố vấn của Kohl, nhà sử học Michael Stürmer, còn gây tranh cãi lớn hơn, trong đó Stürmer cho rằng Tây Đức thiếu một lịch sử để tự hào, và kêu gọi nỗ lực từ phía chính phủ, các nhà lịch sử và truyền thông để xây dựng sự tự hào quốc gia trong lịch sử Đức. Dù Stürmer nhấn mạnh rằng ông viết nó trên cơ sở cá nhân chứ không phải với tư cách cố vấn của Thủ tướng, nhiều trí thức cánh tả đã lên án bản tham luận của Stürmer cũng chứa các quan điểm của Kohl.

Nội các thứ ba

Thủ tướng Kohl phía sau và bên phải Tổng thống Ronald Reagan (ở giữa) tại Cổng Brandenburg. Tổng thống Reagan, đề nghị Gorbachev "phá vỡ bức tường này!" năm 1987

Sau cuộc bầu cử liên bang năm 1987 Kohl giành một đa số mong manh và thành lập nội các thứ ba của mình. Ứng cử viên của SPD cho chức thủ tướng là bộ trưởng-chủ tịch North Rhine-Westphalia, Johannes Rau.

Năm 1987, Kohl đón tiếp lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo nhà nước Đông Đức tới Tây Đức. Đây được mọi người coi là một dấu hiệu mà Kohl đã theo đuổi Ostpolitik, một chính sách giảm căng thẳng giữa Đông và Tây. Sau sự tan rã của Bức tường Berlin năm 1989, việc giải quyết các vấn đề Đông Đức của Kohl đã trở thành điểm mấu chốt trong thời kỳ cầm quyền của ông.

Con đường đến thống nhất

Helmut Kohl tại Krzyżowa (Kreisau), Ba Lan, 1989.

Tận dụng ưu thế những thay đổi chính trị mang tính lịch sử đang xảy ra ở Đông Đức, Kohl đã đệ trình một kế hoạch mười điểm để "Vượt qua sự chia rẽ của Đức và châu Âu" mà không cần tham vấn đối tác trong liên minh, FDP, hay các Đồng minh phương Tây. Tháng 2 năm 1990, ông tới thăm Liên Xô tìm kiếm một sự bảo đảm từ nhà lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev rằng Liên Xô sẽ cho phép quá trình thống nhất nước Đức diễn ra. Ngày 18 tháng 5 năm 1990, ông ký một hiệp ước liên minh kinh tế và xã hội với Đông Đức. Chống lại ý muốn của chủ tịch ngân hàng liên bang Đức, ông đã cho phép tỷ lệ trao đổi 1:1 về lương, lợi tức và thanh toán giữa đồng mark Tây Đứcmark Đông Đức. Cuối cùng, chính sách này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các công ty tại New Länder. Cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Hans-Dietrich Genscher, Kohl đã hoàn thành các cuộc đàm phán với các Liên minh cũ trong Thế Chiến II để cho phép việc Thống nhất nước Đức và mở rộng NATO vào nhà nước Đông Đức cũ. Ngày 3 tháng 10 năm 1990, nhà nước Đông Đức bị bãi bỏ và lãnh thổ của nó được thống nhất với Tây Đức. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, Kohl xác nhận rằng lãnh thổ Đông Đức theo lịch sử ở phía đông đường Oder-Neisse là một phần không thể tranh cãi của Cộng hoà Ba Lan, vì thế cuối cùng đã chấm dứt những tuyên bố lãnh thổ của Tây Đức. Năm 1993, Kohl xác nhận, trong một hiệp ước với Cộng hoà Séc, rằng Đức sẽ không còn đặt ra các yêu cầu lãnh thổ nữa với cái gọi là Sudetenland của sắc tộc Đức trước năm 1945. Đây là một sự thất vọng cho Heimatvertriebene Đức, những người phải dời chỗ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Helmut_Kohl http://medaloffreedom.com/HelmutKohl.htm http://www.time.com/time/europe/hero2006/kohl.html http://www.karlspreis.de/index.php?id=12&doc=30 http://rhein-zeitung.de/on/98/10/26/topnews/kohl.h... http://www.spiegel.de/politik/deutschland/helmut-k... http://www.brandeis.edu/offices/communications/rep... http://www.clubmadrid.org/cmadrid/index.php?id=161 http://www.fundacionprincipedeasturias.org/ing/04/... http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/europe/233191.stm https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Helmut...